Tìm kiếm | |||
Tìm kiếm chung | |||
Tác giả | |||
Nhan đề | |||
Chủ đề | |||
Đăng ký cá biệt | |||
ISBN/ISSN | |||
Tìm kiếm nâng cao | |||
Dành cho bạn đọc | |||
Đăng nhập | |||
Đăng ký tài khoản | |||
Ý kiến đóng góp | |||
Liên kết | |||
|
|||
Giới thiệu thư viện | |||
Lượt truy cập
|
|||
|
Nhập các từ khóa bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ:
Ký tự đại diện |
Có thể sử dụng dấu * để thay thế các ký tự phía bên phải Ký tự * cũng có thể đưa vào một chuỗi ký tự tìm kiếm Bạn có thể sử dụng dấu ? để thay thế một ký tự tại bất cứ vị trí nào trong từ Các ví dụ : environment* polic*, wom?n |
---|---|
Toán tử Boolean |
Sử dụng "và" hoặc "hoặc" để sử dụng nhiều từ trong bất kỳ trường hoặc thứ tự nào. Sử dụng "và không" để loại bỏ từ. Ví dụ : Cổ phiếu và trái phiếu Ví dụ : (alaska hoặc canada) và (học và không làm) |
Giới hạn các trường | Giới hạn trường là lý do hệ thống chỉ tìm kiếm các trường cụ thể cho từ khóa tìm kiếm. |
Gom lại | Kết quả của tìm kiếm theo từ khóa thường được gộp lại theo nhóm dựa trên mức độ liên quan. Các tiêu đề liên quan nhất được đưa lên đầu danh sách. Mỗi nhóm có mức độ phù hợp khác nhau và kết quả trong mỗi nhóm được sắp xếp theo thời gian hoặc tiêu đề. Để có kết quả trả lại không gộp theo nhóm, sử dụng toán tử Boolean để tạo ra các thuật toán phức tạp hơn. |
Khi tìm tin bằng nhiều thuật ngữ khác nhau cùng một lúc hệ thống sẽ tự động gán các toán tử Lôgic “và” giữa các thuật ngữ cần tìm (kết qủa là hệ thống sẽ tìm tất cả các biểu ghi có chứa tất cả những thuật ngữ cần tìm); Việc nhập nhiều thuật ngữ tìm cùng một lúc thì hệ thống sẽ tìm các thuật ngữ ấy một cách riêng rẽ ở bất kì vị trí nào trong biểu ghi. Cả hai ví dụ dưới đây đều cho ra cùng một kết quả như nhau.
Sử dụng nhiều từ:
khoa học nhân văn
khoa and học and nhân and văn
Để tìm kiếm theo một thuật ngữ chính xác thì phải đưa cụm từ đó vào trong dấu ngoặc kép. Ví dụ:
Tìm kiếm theo cụm từ:
"khoa học nhân văn"
Dấu * đại diện cho một hoặc nhiều kí tự bất kì đứng sau thuật ngữ tìm. Ví dụ: khi nhập “Đổi mơ*” vào trường tìm theo tên tài liệu thì hệ thống sẽ tìm tất cả các tài liệu có “Đổi mới” ở trong tên tài liệu.
Dấu ? dùng để thay thế 1 kí tự tại vị trí dấu ?.
(Tuy nhiên các trường hợp sử dụng kí tự đại diện này chủ yếu có tác dụng trong việc tìm tin bằng các thuật ngữ tiếng nước ngoài).
Sử dụng các toán tử lôgic để liên kết các thuật ngữ tìm từ các trường khác nhau để kết quả tìm tin chính xác hơn. “and = và” ở giữa hai thuật ngữ thì kết quả tìm là những biểu ghi có chứa cả hai thuật ngữ. “or = hoặc” ở giữa hai thuật ngữ thì kết quả tìm là những biểu ghi có chứa một trong hai thuật ngữ. “not = không” ở giữa hai thuật ngữ thì kết quả tìm là những biểu ghi có chứa thuật ngữ thứ nhất nhưng không có chứa thuật ngữ thứ hai.
Kết hợp các thuật ngữ tìm
stocks and bonds
stocks or bonds
stocks and not bonds
Xác định các thuật ngữ tìm trong các trường cụ thể (có trong danh mục hướng dẫn). Việc giới hạn trường tìm giúp cho hệ thống chỉ các thuật ngữ đã nêu trong các trường được người tìm tin xác định. Đây cũng là một cách chính xác hóa kết quả tìm tin.
Kết quả tìm kiếm theo từ khóa, chủ đề thường được hệ thống phân loại theo mức độ liên quan đến tài liệu. Các biểu ghi được hệ thống đánh giá là có liên quan đến biểu thức tìm nhiều nhất sẽ được xếp lên đầu danh sách. Cụ thể hệ thống sẽ sắp xếp kết quả tìm được theo mức độ liên quan đến biểu thức tìm theo thứ tự giảm dần. Trong trường hợp cần hiện kết quả tìm tin dưới dạng khác thì cần phải phối hợp các toán tử tìm kiếm phức tạp hơn. Kết quả tìm được có thể được sắp xếp theo các thứ tự sau:
Sắp xếp theo mức độ liên quan tới biểu ghi
Sắp xếp theo thời gian
Sắp xếp theo vần chữ cái tên tài liệu
Ngoài ra hệ thống cũng cho phép người dùng tin sắp xếp kết quả tìm tin theo các cách sau:
Xếp theo tên tài liệu
Xếp theo tên tác giả
Xếp theo năm xuất bản (từ nhỏ đến lớn)
Xếp theo năm xuất bản (từ lớn đến nhỏ)
Xếp theo kí hiệu phân loại
Xếp theo loại hình tài liệu
Trường hợp người tìm tin quan tâm đến các tác giả hoặc lĩnh vực mà mình thường xuyên tìm kiếm tra cứu thông tin trên trang OPAC của thư viện thì người tìm tin có thể lưu lại kết quả tìm kiếm thông tin trên hệ thống bằng cách bấm vào phím… Hệ thống sẽ lưu lại kết quả tìm kiếm và trong những lần tìm tin sau người tìm tin có thể tìm thấy những tài liệu mới về tác giả hoặc lĩnh vực mình quan tâm nhanh hơn.
Cách làm:
Bạn đọc có thẻ thư viện có thể gia hạn thời gian mượn tài liệu trực tuyến đối với các tài liệu mình đang mượn, trừ trường hợp tài liệu mà bạn đọc đang mượn đã có người khác đặt mượn hoặc là tài liệu có liên quan đến việc bạn đọc nợ tiền phạt.
Cách làm:
Bạn đọc nợ tiền thư viện có thể thanh toán trực tuyến các khoản nợ dưới …. đồng, bằng cách sử dụng thẻ Visa hoặc Mastercard.
Hướng dẫn cách thanh toán:
Tìm kiếm thông minh được thực hiện trong tất cả các cơ sở dữ liệu của thư viện, các trang web và thư mục do thư viện xác định vào việc tìm các bài toàn văn, tóm tắt, ảnh, sách và các nguồn tài nguyên thông tin khác. Tìm kiếm thông minh sẽ thực hiện lệnh tìm trong các nguồn tài nguyên (loại hình cơ sở dữ liệu hoặc loại hình tài liệu) thông tin mà người tìm tin lựa chọn. Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện trong từng nguồn tài nguyên thông tin. Tìm kiếm thông minh sẽ chỉ tìm kiếm trong các nguồn tài nguyên thông tin mà người tìm tin đã xác định – sau đó người tìm tin có thể xem kết quả tìm để biết được nguồn tài nguyên nào liên quan nhiều nhất với nhu cầu tìm của mình. Tìm kiếm thông minh sẽ rất đắc dụng trong trường hợp người tìm tin muốn có một cái nhìn trực quan về các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện và qua đó tự định hướng đến những nguồn tin mà người tìm tin cho là phù hợp nhất với mình.
Theo mặc định, Tìm kiếm thông minh thực hiện một phép tìm tin đơn giản trên các nguồn tài nguyên mà thư viện đã chọn sẵn. Người tìm tin có thể lựa chọn tìm kiếm trên các nhóm tài nguyên khác nhau hoặc trên một tài nguyên mà mình có nhu cầu tìm.
Cách tìm tin đơn giản nhất là nhập biểu thức cần tìm vào vị trí mà hệ thống yêu cầu còn các chức năng khác để nguyên như hệ thống đã định sẵn (VD tìm theo từ hoặc thuật ngữ tìm) và kết quả tìm sẽ hiện trên màn hình tuần tự theo từng nguồn tài nguyên thông tin của thư viện (VD được sắp xếp theo mức độ liên quan hoặc thời gian xuất bản). Người tìm tin có thể xem kết quả tìm theo từng loại hình cơ sở dữ liệu một cách rất đơn giản là bấm vào bảng ghi các loại hình cơ sở dữ liệu rồi bấm lại lệnh tìm hoặc tìm trên tất cả các loại hình cơ sở dữ liệu.
Tìm kiếm thông minh cho phép người tìm tin có thể phối hợp tới 3 thuật ngữ tìm tin khác nhau từ các trường tìm đã được xác định bằng cách sử dụng toán tử lôgic (Boolean) để kết quả tìm tin được ngắn gọn và chính xác hơn.
Phối hợp các thuật ngữ tìm bằng các toán tử lôgic (Boolean) “and” hoặc “or”, “not” ở phía bên phải bảng tìm kiếm nâng cao. Người tìm tin còn có thể giới hạn thêm phạm vi lệnh tìm qua các chức năng bổ sung ở bên dưới (như giới hạn phạm vi loại hình, ngôn ngữ tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản).
Tìm kiếm thông minh sẽ thực hiện lệnh tìm theo đúng biểu thức tìm (thuật ngữ tim) mà nguời tìm tin đã nhập vào. Vì thế đối với những trường hợp chưa biết chắc một hay nhiều kí tự trong thuật ngữ tìm người tìm tin có thể sử dụng các kí tự thay thế như * hoặc ?.
Lưu ý: Vì kí tự thay thế sẽ được hệ thống sử dụng trong việc tìm tin từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác nên kết quả tìm có thể cho ra cả những tài liệu trong các nguồn tài nguyên mà người tìm tin không yêu cầu.
Đăng ký chương trình cho phép bạn đọc xem được các chương trình có tại thư viện. Bạn đọc có thể xem được chương trình dưới dạng 1 cuốn lịch hay trang hiển thị. Đăng ký chương trình là một công cụ hữu ích giúp bạn làm quen với các chương trình dành cho cộng đồng có tại thư viện và bạn có thể đăng ký để tham dự.
Chương trình đăng kí cho phép bạn đọc xem thông tin về các Chương trình hoạt động của thư viện. Bạn đọc có thể xem chi tiết lịch các chương trình hoạt động của thư viện. Chương trình đăng kí là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho bạn đọc gần gũi hơn với thư viện.